Chào mừng!

Bằng cách đăng ký với chúng tôi, bạn sẽ có thể thảo luận, chia sẻ và nhắn tin riêng tư với các thành viên khác trong cộng đồng của chúng tôi.

Đăng ký ngay!
  • Chào Khách,
    Bạn cần liên hệ với admin ??? ZALO & TELEGRAM

Phim Ảnh ‘BlacKkKlansman’ - phim quan trọng của Mỹ dưới thời ông Trump

Đào Hữu Nhất

Thành Viên VIP
DienDanIT 2018
Tham gia
31/10/18
Bài viết
508
Lượt Thích
203
Coins
1,070
Đoạt Giải thưởng lớn tại LHP Cannes hồi tháng 5 và giành 4 đề cử Quả cầu vàng, “BlacKkKlansman” xứng đáng là một trong những bộ phim hay nhất của năm 2018.

Hấp dẫn như một bộ phim hình sự theo kiểu “mèo vờn chuột”, nhưng BlackKKlansman thực ra là tác phẩm hài hước giễu nhại chính trị và khơi lại đề tài phân biệt chủng tộc cực đoan của đảng “3K” để đề cập đến những vấn đề tồn tại dai dẳng trong xã hội Mỹ, đặc biệt dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Spike Lee là một biên kịch và đạo diễn da màu quan trọng của điện ảnh Mỹ đương đại. Những phim quan trọng của ông như Do the Right Thing (1989), Malcom X(1991), 25th Hour (2002)…
[TR][TD]

[/TD][/TR]
[TR][TD]
BlacKkKlansman gây tiếng vang tại LHP Cannes 2018. Ảnh: Focus Features.
[/TD][/TR]​
Chúng đề cập đến những vấn đề nhức nhối của nước Mỹ hiện đại, từ bạo lực, sự phân biệt chủng tộc đến sự căm hận, tân phát xít, chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người da trắng... với một cái nhìn mạnh mẽ, không khoan nhượng và luôn tràn ngập tiếng cười giễu nhại dí dỏm.
Những phẩm chất làm nên tài năng của Spike Lee, một lần nữa được thể hiện trong BlacKkKlansman, thậm chí biến nó trở thành bộ phim xuất sắc nhất trong sự nghiệp của nhà làm phim người Mỹ gốc Phi này.
BlacKkKlansman là bộ phim dựa theo câu chuyện có thật, lấy cảm hứng từ cuốn hồi ký của Ron Stallworth, một cựu đặc vụ chìm người Mỹ gốc Phi đầu tiên trong những năm 1970 tại thành phố Colorado Springs.
Anh được giao nhiệm vụ xâm nhập vào một chi nhánh của tổ chức bài da đen Ku Klux Klan tại thành phố này để phá vỡ âm mưu tấn công người da màu của đảng 3K.
Ngay từ khi mới trình chiếu tại LHP Cannes hồi tháng 5, bộ phim đã nhận được những tràng pháo tay vang dội khi kết thúc. Nữ diễn viên Cate Blanchett - chủ tịch BGK LHP Cannes - nhận xét: “Spike Lee đã thực hiện một bộ phim quan trọng nói về cuộc khủng hoảng của người Mỹ, khiến người xem đều cảm thấy đồng cảm với nó.”
Cô cũng cho rằng đạo diễn Lee đã đưa phim này lên một tầm cao mới nhờ nghệ thuật kể chuyện thông minh và hấp dẫn của mình.
Dẫn nhập hài hước và thông minh
Tất nhiên, Spike Lee không kể lại như một bộ phim tiểu sử hay dựa theo câu chuyện có thật thông thường. Vốn là một nhà làm phim giàu sáng tạo và luôn phá vỡ những khuôn mẫu trong nghệ thuật kể chuyện, Lee đã mang đến cho phim một cái nhìn tổng thể có tính xuyên suốt.
Ông kết hợp thông minh với những đoạn tư liệu (footage) được trích dẫn từ các bộ phim điện ảnh kinh điển của Mỹ, những đoạn phim ngắn hư cấu có nội dung độc lập để “làm mồi dẫn” vào câu chuyện chính.
Lối dàn dựng thông minh này của Spike Lee khiến khán giả phải thực sự tập trung vào câu chuyện mới hiểu hết được những ẩn ý hay giễu nhại hài hước tinh vi của ông.
[TR][TD]

[/TD][/TR]
[TR][TD]
Đạo diễn Spike Lee và dàn diễn viên BlacKkKlansman tại LHP Cannes 2018. Ảnh: AFP/Getty Images.
[/TD][/TR]​
Ở ngay đầu phim, Lee lồng vào một trích đoạn kinh điển trong bộ phim Cuốn theo chiều gió (1939). Góc máy từ trên cao mô tả hình ảnh Scarlett O'Hara (Vivien Leigh) đi qua giữa hàng trăm ngàn quân lính đã chết hoặc bị thương nằm ngổn ngang trên đường phố Atlanta trong cuộc nội chiến Mỹ và đau khổ than khóc: “Chúa ơi, hãy cứu lấy liên minh miền Nam”.
Đây là một sự lựa chọn mang tính giễu nhại của Spike Lee để giới thiệu nguồn gốc của đảng KKK (đảng 3K). Bởi “đảng 3K” (viết tắt của Ku Klux Klan) được thành lập sau khi cuộc Nội chiến Mỹ kết thúc vào năm 1865.
3K là tên của nhiều hội kín lớn của quân đội miền Nam nước Mỹ với chủ trương đề cao thuyết người da trắng thượng đẳng (White Supremacy) sau khi Tổng thống Abraham Lincoln công bố Tuyên ngôn giải phóng nô lệ có hiệu lực tại các lãnh thổ của Liên minh miền Nam.
Ngay sau trích đoạn trong Cuốn theo chiều gió, Spike Lee tiếp tục dàn dựng một trích đoạn ngắn mang tính hư cấu về nhân vật tiến sĩ Kennebrew Beauregard (Alec Baldwin đóng) trong những năm 1950 đang phát biểu trên truyền hình với giọng điệu sặc mùi kì thị người da đen và người Do Thái.
Phía sau ông ta là màn hình giới thiệu những trích đoạn trong bộ phim câm The Birth of a Nation (1915) của đạo diễn D.W. Griffith, một phim tuyên truyền phân biệt chủng tộc và đề cao sự ra đời của tổ chức Ku Klux Klan để bảo vệ nền văn minh của người da trắng chống lại người da đen.
[TR][TD]

[/TD][/TR]
[TR][TD]
BlacKkKlansman được giới phê bình đánh giá cao và nhiều khả năng sẽ được đề cử Oscar. Ảnh: Focus Features.
[/TD][/TR]​
Cần phải hiểu một chút về bối cảnh lịch sử của giai đoạn “dẫn nhập” này trước khi xem BlackKKlansman để hiểu được nguồn gốc của sự phân biệt chủng tộc và tại sao nó lại tồn tại dai dẳng ở nước Mỹ.
Hoạt động mạnh mẽ sau giai đoạn Nội chiến Mỹ, hội kín của đảng 3K tuy bị sụt giảm trong những năm Đại suy thoái Mỹ (thập niên 30 của thế kỷ 20) nhưng sau đó lại trỗi dậy trong những năm 50, 60 để phản đối phong trào đòi quyền bình đẳng của người da màu tại Mỹ.
Nhóm hội kín 3K với tư tưởng cực đoan, kỳ thị người da đen, bài Do Thái, Công giáo, Cộng sản, người đồng tính và thường sử dụng các hình thức như khủng bố bạo lực hay hăm dọa như đốt thập giá… để đe dọa những thành phần mà họ kỳ thị.
Trò “mèo vờn chuột” hấp dẫn và hài hước
Sau khi chọn 2 trích đoạn độc lập để “dẫn nhập” câu chuyện, phần chính của BlackKKlansman được kể lại dựa trên hồi ức qua cuốn sách của Ron Stallworth với bối cảnh diễn ra trong những năm đầu 70 của thế kỷ 20.
John David Washington (con trai của nam diễn viên kỳ cựu Denzel Washington, người đã từng cộng tác trong 4 bộ phim với Spike Lee, bao gồm Malcom X cũng là một bộ phim tiểu sử có chủ đề về đảng 3K) vào vai Ron Stallworth.
Tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của người cha danh tiếng của mình, John David Washington đã cống hiến cho khán giả một vai diễn đầy năng lượng trong hơn 2 tiếng đồng hồ của bộ phim sau đó.
Ở đầu phim, Spike Lee đầy dụng ý khi chọn một góc máy từ trên cao để mô tả Ron Stallworth, một chàng thanh niên da đen đang ngước mắt nhìn lên tấm pano quảng cáo kêu gọi gia nhập Sở Cảnh sát Colorado Springs, khuyến khích người “thiểu số” đăng ký tham gia. Đó là một góc máy nhằm mô tả thân phận nhỏ bé và bị coi thường của người da màu.
[TR][TD]

[/TD][/TR]
[TR][TD]
Nam diễn viên chính John David Washington là con trai của tài tử lừng danh Denzel Washington. Ảnh: Focus Features.
[/TD][/TR]​
Sau khi trải qua một cuộc phỏng vấn mang lại nhiều tiếng cười hài hước, trong đó có câu hỏi của viên cảnh sát trưởng “anh sẽ làm gì nếu người ta gọi anh là mọi đen?”, Ron trở thành cảnh sát của Colorado Springs, được xem là cảnh sát da đen đầu tiên của thành phố này.
Nhiệm vụ đầu tiên của Ron ở sở cảnh sát là giả làm người da đen bình thường, hòa trộn vào một buổi diễn thuyết của một nhà hoạt động nhân quyền Kwanme Ture (có biệt danh Black Panther) dành cho nhóm sinh viên da đen địa phương.
Cảnh sát trưởng Bridges giao cho Ron nhiệm vụ ngăn chặn sự lan truyền những phát biểu kích động của Kwanme Ture. Nhưng trong buổi diễn thuyết tràn ngập cảm hứng này, Ron không chỉ được “khai sáng” về sức mạnh, lòng tự hào của người da màu và lĩnh hội được những lời dối trá và sự coi thường mà người da trắng dành cho họ.
Anh còn gặp gỡ Patrice Dumas (Laura Harries), cô gái xinh đẹp đang là nữ chủ tịch của Hiệp hội sinh viên da màu. Cuộc gặp gỡ đó đã thay đổi số phận của Ron Staworth mãi mãi.
Sau đó, khi đọc được một mẩu quảng cáo gia nhập phân bang địa phương của đảng 3K - một “hội kín huynh đệ” bài người da đen và Do Thái, Ron giả giọng người da trắng để đăng ký tham gia mà quên che giấu tên thật.
Để tiếp cận và không bị bại lộ thân phận, Ron phối hợp với Flip Zimmerman (qua diễn xuất đặc sắc của Adam Driver), người đồng nghiệp gốc Do Thái nhằm giả danh mình, thâm nhập vào hội kín địa phương của đảng 3K.
Cả hai phối hợp ăn ý với nhau để qua mặt những thành viên hội kín 3K, dù không ít lần suýt bị bại lộ thân phận và thậm chí nguy hiểm cả tính mạng để ngăn chặn những kế hoạch táo tợn của bọn họ để khủng bố và tấn công nhắm vào người da đen.
Spike Lee đã mang đến cho BlackKKlansman một nguồn năng lượng đặc biệt. Ông biến một chủ đề nghiêm túc, thậm chí nặng nề thành một tác phẩm hài hước và giễu nhại, đặc biệt là khi xây dựng hình ảnh những thành viên đảng 3K vừa cực đoan vừa hoang tưởng với giọng điệu sặc mùi kỳ thị.
Bọn họ tự cho mình là “có gen của giống loài thượng đẳng”, đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan như “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, “Người Mỹ là số 1”... Giọng điệu này xem ra không khác với chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của ông Trump là bao.
[TR][TD]

[/TD][/TR]
[TR][TD]
Tác phẩm của Spike Lee là tiếng nói
[/TD][/TR]​
Lee cũng biến một bộ phim tiểu sử khô khan thành một tác phẩm hấp dẫn với những màn “mèo vờn chuột” li kỳ hấp dẫn như một bộ phim hình sự khiến người xem nhiều phen thót tim, như màn Ron và Flip “song kiếm hợp bích” để qua mắt các thành viên của hội kín 3K, thậm chí qua mắt luôn cả David Duke (Topher Grace đóng), được xem là nhân vật quan trọng nhất, vị đại phù thủy và chủ tịch quốc gia của đảng.
Cách Spike Lee cấu trúc bộ phim cũng phá vỡ nhiều khuôn mẫu về thể loại. Các trích đoạn phim kinh điển, phim tài liệu, phim ngắn hư cấu đều được vay mượn hoặc dàn dựng để phục vụ cho ý tưởng sáng tạo của ông giúp khán giả có sự dẫn nhập vào câu chuyện chính mà không phá vỡ tổng thể.
Nhiều đoạn dàn dựng song song giữa một bên là cuộc đấu tranh của người da đen và một bên là cách bảo vệ những đặc quyền đặc lợi của người da trắng cực đoan; một bên là câu chuyện kể về bi thảm của người da đen trong quá khứ khi họ là nạn nhân của đảng KKK và một bên là hô hào, tuyên truyền mị dân của những kẻ da trắng phân biệt, kì thị chủng tộc.
Ông cũng dung hòa khéo léo giữa những trường đoạn kịch tính hấp dẫn và những khoảng lặng nhiều suy ngẫm; sự hài hước trào lộng xen kẽ với thảm kịch…
Cuối cùng, BlackKKlansman thực sự là một bộ phim quan trọng đối với người Mỹ dưới thời đại Trump khi những tư tưởng phân biệt chủng tộc và nhắm vào người thiểu số của vị tổng thống đương nhiệm lại được khơi dậy.
Bộ phim của Lee không chỉ kết thúc ở thời điểm những năm 70 mà còn kéo dài đến tận cột mốc năm 2017 với những đoạn phim tư liệu với hình ảnh gây sốc quay lại cảnh nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc Heather Hayer bị một nhóm quá khích cực đoan, một biến thể mới của đảng KKK lao xe và giết chết cô trong một vụ bạo động. Trên nấm mộ của cô có dòng chữ: “Không phải nơi dành cho sự thù ghét”.
Nhưng liệu sự thù hận, sự phân biệt chủng tộc có thực sự chấm dứt ở nước Mỹ hay trên thế giới này? Đó là một câu hỏi lớn để lại sau bộ phim.
 
Top Bottom
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

I've Disabled AdBlock
No Thanks